Phương pháp học môn ngữ văn 11
Phương pháp học môn sinh THPT
Ngữ Văn là môn học chính trong trường phổ thông và có mặt hầu hết trong các kỳ thi quan trọng như Tốt Nghiệp, Đại học, thi học sinh giỏi,… Không ít học sinh ngày nay phàn nàn về môn học này và cho rằng để học giỏi ngữ văn cần phải có năng khiếu. Điều đó không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Nếu bạn nắm được những kỹ năng và phương pháp học văn đúng đắn thì sẽ nhận ra rằng năng khiếu không hề quyết định tất cả.
BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN ĐỂ HỌC TỐT MÔN VĂN “KHÓ NHẰN”
Suy nghĩ tích cực tự tạo cho mình niềm hứng khởi
Bạn ngại học và bỏ bê môn này vì nghĩ mình không đủ khả năng, không hứng thú? Chính những suy nghĩ này cản trở bạn tiến bộ. Thay vào đó, hãy dành thời gian tự nhủ với bản thân: “Người khác học được mình cũng học được”. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý…khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.
Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại
Luyện đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, sách văn học rồi rút ra ý chính cho mình làm tư liệu học tập để bạn thêm hiểu từ ngữ tiếng Việt và rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc. Khi đọc, nếu bạn cứ thụ động chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì chỉ khiến bạn càng thêm khó tiếp thu. Bạn cần tập trung tối đa vào tác phẩm và dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng để đọc lại. Đọc chứ không phải học thuộc lòng : đó thực sự là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi làm bài.
Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo
Soạn bài trước thì khi vào lớp bạn sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi được đặt ra. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Bạn có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là bạn nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.
Nguồn: https://giasutamtaiduc.com/phuong-phap-hoc-tot-mon-ngu-van.html
Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trung học phổ thông
Mục tiêu của chương trình Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông (THPT) nhằm góp phần giúp học sinh thêm yêu ngôn ngữ, yêu văn chương, nuôi dưỡng chân-thiện-mỹ, bồi đắp tâm hồn và làm phong phú đời sống tinh thần.
Công tác dạy và học Ngữ văn trong nhà trường THPT vốn luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Tất cả những thay đổi dù lớn hay nhỏ của chương trình, sách giáo khoa, phương pháp tổ chức hoạt động dạy-học hay cách thức kiểm tra đánh giá... đều có thể gây ra những cuộc trao đổi, thảo luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, đối lập với sức nóng mà môn Ngữ văn trong nhà trường THPT có thể tạo ra với dư luận xã hội thì sự quan tâm và hứng thú của học sinh với môn học này dường như ngày càng giảm đi. Nhiều học sinh tốt nghiệp THPT vẫn không viết được một đoạn văn mạch lạc, không thể trình bày lưu loát một vấn đề hay tình trạng học vẹt theo văn mẫu vẫn diễn ra khá phổ biến.
Những người làm công tác biên soạn chương trình và sách giáo khoa đã có nhiều nỗ lực làm cho văn chương mang hơi thở cuộc sống, thực sự là một môn học nuôi dưỡng thế giới tâm hồn và bồi đắp những phẩm chất cao đẹp, phát triển những phẩm chất và năng lực cốt lõi cho học sinh. Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, chương trình Ngữ văn THPT đã trải qua hai lần điều chỉnh với những thay đổi cơ bản về mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt và nội dung chương trình. Nếu chương trình Văn học trong bộ sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000 còn thiên trọng cung cấp kiến thức cho người học, thì chương trình Ngữ văn 2006 đã có những điều chỉnh để bảo đảm sự cân bằng giữa truyền thụ kiến thức và giáo dục kỹ năng, đồng thời giáo viên khi giảng dạy cũng phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng được đặt ra trong mỗi bài học. Đến Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Chương trình 2018) thì chú trọng trục kết hợp kiến thức-kỹ năng-phẩm chất-năng lực, chú trọng vận dụng văn chương vào cuộc sống. Chương trình năm 2018 khẳng định mục tiêu của môn Ngữ văn là nhằm “phát triển các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo... giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học”. Để chuẩn bị cho việc xây dựng và thực hiện chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện công tác bồi dưỡng và tập huấn cho giáo viên cả nước từ trước đó vài năm, như năm học 2014-2015 đã tập huấn công tác đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho giáo viên cả nước.
Nguồn: https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/doi-moi-phuong-phap-day-hoc-mon-ngu-van-trung-hoc-pho-thong-677916
THAM KHẢO TÀI LIỆU MÔN NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY:
HỌC TỐT là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiện hành.
BỔ TRỢ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thức hoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.
Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/139/ngu-van-11.html