Quy trình làm bài thi môn ngữ văn THPT

Thi tốt nghiệp THPT: Quy trình chấm thi môn Ngữ văn có gì đặc biệt?

(VTC News) -

Ngữ văn - môn tự luận duy nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT - sẽ được chấm thi theo quy trình nào?

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, ngay khi kết thúc buổi thi tốt nghiệp THPT cuối, các địa phương sẽ bước vào giai đoạn chấm thi.

Đúng như kế hoạch, Bộ GD&ĐT sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ngày 26/7 và công bố đề, đáp án chính thức vào thời điểm thích hợp. Môn Văn được công bố trước, các môn khác thực hiện sau.

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2021, trong việc chấm thi môn tự luận, hội đồng thi thành lập ban làm phách, đảm nhận việc làm phách và bảo mật số phách bài thi tự luận, niêm phong và bảo quản đầu phách cho đến khi chấm xong bài.

Khu vực làm phách phải có các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và công an bảo vệ cả ngày. Thành viên của ban làm phách không được mang các thiết bị thu phát thông tin vào trong khu vực làm việc.

Khi hoàn thành công tác làm phách, ban chấm thi tự luận sẽ nhận bài thi. Mỗi ban chấm thi được chia thành tối thiểu hai tổ chấm, được điều hành bởi trưởng môn chấm thi. T

rước khi cho cán bộ chấm thi bốc thăm túi bài thi sẽ chấm, mỗi tổ sẽ tổ chức chấm chung ít nhất 10 bài. Sau đó, bài thi tự luận được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai tổ.

Trong lần chấm thứ nhất, cán bộ sẽ kiểm tra từng bài, đảm bảo đủ số tờ, số phách và gạch chéo những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết trên giấy thi.

Nếu phát hiện bài thi không đủ số tờ, phách hoặc thí sinh làm bài trên giấy nháp, viết bằng hai màu mực, xuất hiện nét chữ của hai người cùng những bất thường khác, cán bộ chấm thi phải báo cáo và giao những bài này cho tổ trưởng chấm thi, sau đó trình trưởng môn chấm thi xử lý.

Cán bộ chấm không được ghi ký hiệu gì lên bài làm của thí sinh. Điểm thành phần, các nhận xét và điểm toàn bài được ghi trên phiếu chấm, ghi rõ họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi.

Trong lần hai, việc chia các túi bài thi cũng thực hiện theo hình thức bốc thăm, đảm bảo không giao lại túi bài đã chấm cho chính người đã chấm lần đầu. Cán bộ chấm thi lần hai trực tiếp ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào bài làm của thí sinh và trên phiếu chấm.

Trường hợp không thể thống nhất điểm sau hai lần chấm, tổ sẽ chấm thêm lần thứ ba. Sau khi thống nhất điểm ở bài làm của thí sinh, tổ nhập điểm sẽ nhập điểm bài tự luận theo hai vòng độc lập, được thực hiện bởi hai nhóm khác nhau dưới sự giám sát của thanh tra.

Nguồn: https://vtc.vn/thi-tot-nghiep-thpt-quy-trinh-cham-thi-mon-ngu-van-co-gi-dac-biet-ar623278.html

Những lưu ý khi làm bài thi môn ngữ Văn THPT Quốc gia

Bài thi ngữ văn sẽ gồm 2 phần chính: đọc hiểu và làm văn, vậy để làm tốt bài thi môn Văn trong kỳ thi sắp tới các thí sinh cần lưu ý những vấn đề sau:

Những lưu ý khi làm phần Đọc hiểu

Với phần Đọc hiểu, thầy Lưu Linh Nhiệm lưu ‎ý, khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu để xác định những nội dung kiến thức mà đề bài yêu cầu theo từng câu hỏi phía dưới.

Các dạng hỏi thường gặp ở phần này (sau khi đã cho ngữ liệu là một đoạn văn, thơ, hoặc một văn bản bất kì) cụ thể như sau:

Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng (hiệu quả) của nó; xác định phương thức biểu đạt; xác định phương thức diễn đạt; nội dung chính của văn bản; chủ đề của văn bản; xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản;

Xác định thao tác lập luận của văn bản (có thể có sự kết hợp những thao tác lập luận khác nhau, cần xác định được thao tác lập luận chính); ý nghĩa của một số từ ngữ đặc sắc trong văn bản; viết một đoạn văn ngắn về một vấn đề xã hội đã đặt ra trong văn bản (dạng nghị luận xã hội)

Bên cạnh đó, học sinh cần trả lời trực tiếp, ngắn gọn, đầy đủ, chính xác từng câu hỏi. Câu nào biết trước thì trả lời trước, không cần cứ phải theo thứ tự từng câu để tránh mất thời gian làm bài.

Trong phần Đọc hiểu, có thể có một câu yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó đã được nêu trong ngữ liệu. Với câu hỏi này, học sinh cần viết ngắn gọn, súc tích, đầy đủ làm nổi bật vấn đề. Dù là viết đoạn văn, cũng cần phải viết đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

“Trong phần này thường có câu hỏi yêu cầu nêu nội dung chính của văn bản đã cho. Khi làm câu này, học sinh cần nêu được nội dung chính một cách khách quan (văn bản đề cập vấn đề gì), không phân tích, đánh giá, thể hiện thái độ cá nhân” – thầy Lưu Linh Nhiệm lưu ý thêm.

Lưu ý khi làm bài thi phần Làm văn

Đối với phần Làm văn nghị luận xã hội, thầy Lưu Linh Nhiệm chia sẻ những yêu cầu cần thiết với học sinh như sau:

Đọc kỹ đề, xác định vấn đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu. Chú ý có bước phân tích đề để thấy được trọng tâm và các phương diện, các khía cạnh của vấn đề để bài làm đảm bảo đủ ý và không lệch trọng tâm. Tránh kiểu viết chung chung, không làm nổi bật trọng tâm. Trong bài viết thể hiện được đâu là luận điểm trung tâm, đâu là luận điểm bộ phận để bài viết cân đối, hài hòa, không xa đề, lệch hướng đề.

Nguồn: https://luyenthithptquocgia.com/nhung-luu-y-khi-lam-bai-thi-mon-ngu-van-thpt-quoc-gia-a1186.html

THAM KHẢO TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN THPT TẠI ĐÂY:

Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/305/luyen-thi-thpt-quoc-gia-pen-m-mon-ngu-van.html